DJ Music - Điện Biên Phủ City
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hướng dẫn sử dụng Virtual dj (all version)

2 posters

Go down

Hướng dẫn sử dụng Virtual dj (all version) Empty Hướng dẫn sử dụng Virtual dj (all version)

Bài gửi  Admin Sun Jun 27, 2010 8:40 pm

Hướng dẫn sử dụng Virtual DJ

Lời nói đầu:

VDJ là một chương trình đuợc làm ra nhằm giúp DJ chơi mix trực tiếp (live) và giao diện của chương trình đuợc giả lập như 2 turntables và 1 mixer.

Bắt đầu:

_ Đầu tiên chúng ta phải hiểu cách thức làm việc của chương trình. Chương trình dựa trên hệ thống xác định nhịp đập 4/4 (1.2.3.4-1.2.3.4-1.2.3.4-1.2.3.4). Điều này có nghĩa là bài nhạc nào chơi dạng này (như house, trance, techno …) có thể được mix dễ hơn là những thể loại khác như Brakebeat, RnB, Rap …. Tôi sẽ nói về nhạc nhịp 4/4 vì đây là việc dễ nhất để hiểu và làm việc với chương trình. Nguyên lý của VDJ là: “Tôi có một bài nhạc (mp3 file) và một bài khác (mp3 file) làm sao để chơi cả 2 cùng giai điệu.” để cả 2 chơi cùng giai điệu… có nghĩa là nhịp (beats) phải đc điều chỉnh đồng nhất lên những bài nhạc khác nhau. Lúc này bài hát đã được chọn và được đưa vào “original form”, đó là nơi sẽ cho bạn nhìn thấy hình ảnh đồ họa của bài nhạc mà bạn đang nghe. Tại đó bạn sẽ thấy nhịp Beats như là những đuờng thẳng dài, HiHats như là những “ngọn đồi” nhỏ và baseline như những “ngọn núi” to tròn sắc cạnh. Những yếu tố này sẽ giúp chúng ta tạo nên những bản mix hay! ^.^!

Nói về âm nhạc:

Tất cả những bản nhạc đều đc tạo dựa trên 1 qui tắc toán học theo qui luật 16 beats. Quy luật nói rằng trong 1 bản nhạc những nhân tố mới (như bass, hihats, crashes, …) sẽ đc đưa vào mỗi 16 nhịp (beats) hoặc là bội số của 16 như 32,64, … hoặc thậm chí một vài bản nhạc rocks là 8. Việc tìm ra nhịp (beat) để bắt đầu mix là 1 trong những công việc quan trọng nhất.
_ Hầu hết các bản nhạc khoảng 7-8 phút sẽ có phần Intro khoảng 1.5-2 phút và phần outtro khoảng 1-2 phút. Ở các phần này thường chỉ có tiếng nhịp đập (beats), hihats và bass mà ko có âm điệu. Những phần này của bản nhạc sẽ giúp ta làm nên nhưng bản mix tốt.

Thực hiện một bản mix hay:

_ Để làm đc điều này bạn cần hiểu rõ đuợc bài nhạc đang đc chơi và bài bạn muốn mix (phải nghe nhiều và cảm nhận – DJ hơn nhau ở cái nghe và hiểu đc giai điệu). Nếu ko bản mix của bạn sẽ nghe như shyt (tác giả nói ko phải tui nói).
_ Bạn phải biết chính xác thời điểm phần intro và outro (exit) của bài hát… vì khi thời gian intro của bản nhạc muốn mix đuợc điều chỉnh khớp với thời gian outro của bản nhạc đang chơi sẽ làm ra một bản mix “tuyệt dzời”.


Phần 2: Các Bước Thực Hiện


VDJ Bước 1:

Khi mở VDJ lên, với bất cứ cái skin nào bạn chọn bạn sẽ nhìn thấy những những chức năng y chang nhau (cho dù là CDJ1000 hay CDJ100s hoặc là Denon S5000 cũng y chang) sau đây: 2 players 2 bên, mỗi bên có các nút: Play, Stop, Cue, và Magic (sync), 3EQ band biểu diễn Bass, Middle, và những tần số cao hơn, 3 nút Effects (hiệu ứng), nút picth bend, và nút loop, bạn cũng có thể thấy những thông tin hữu ích về bài hát như là phần hiện thị bài hát theo dạng sóng (giúp mình thấy đuợc nhịp beat, hihats và baselines…) thời gian chơi đc bao lâu, thời gian còn lại của bài, thời gian của nguyên bài nhạc cũng như là thông số BPM (beats per minute) của bài hát đuợc tính toán bởi chương trình (“làm ăn” với nhịp 4/4 là ngon nhất)


VDJ Bước 2:

Tiếp theo bạn sẽ thấy một cái MIXER có 2 kênh Volume và điều khiển Gain để kéo thêm chút âm thanh của bài hát to lên (nói đk db nhiều khi anh em ko hỉu) (2 cái nút vặn nằm trên đó), một Crossfader (cái thanh nằm ngang) để chuyển đổi âm thanh qua lại từ Deck 1 sang Deck 2 (tác giả bài này nó ko dùng cái này khi mix (?)), và một preview điều khiển Volume để nghe và điều chỉnh bài nhạc trước khi bạn chơi trực tiếp.


VDJ Bước 3:

_ Ok rùi! Chúng ta bắt đầu đưa bài nhạc vô. Đưa vô bằng cách kéo và thả lên một trong 2 bên player. Chương trình sẽ tự động hiển thị điểm bắt đầu bài nhạc theo dạng sóng (wave form). Công việc đầu tiên sau khi đưa vào là chọn điểm Cue đúng vị trí. Xác định Cue giống như là đánh dấu lên wave form và điều đó sẽ báo cho chương trình biết đuợc điểm bắt đầu vào bài. ( thông thường thì những bài nhạc nén – mp3, wma, aac … bắt đầu sau 1, 2 giây). Ngon nhất cho mấy bạn newbie tập mix là chọn bài nào bắt đầu ko có tiếng nhịp đập bụp bụp. Sauk hi chọn điểm Cue chính xác bài hát sẽ sẵn sàng để chơi ( khi xác định Cue rồi mỗi khi chơi bài nhạc sẽ chỉ bắt đầu ở tại đó, ko phải tại điểm bắt đầu của bài nhạc - khác nhau à nha - muốn trở về phần bắt đầu của bài nhạc phải ấn nút Stop)
_ Cần phải cẩn thận và ko bao giờ đặt Cue một bài nhạc ra ngoài hệ 16beat. (Cái này phải ráng để ý vì người mới chơi thường ko rành và thuộc khuông) tui cũng vậy sai hoài. hixhix


VDJ Bước 4:

Đây là thời điểm mà bạn chọn lựa đúng beat để bắt đầu mix. Sau khi am hiểu hệ 16 beat bạn sẽ nhận ra sự hơn kém khi chọn beats đầu tiên là thuộc hệ 16 hay là hệ 32 beat để bắt đầu mix. (Để biết cái nào là beat đầu tiên dễ dàng thì thông thường nó thuờng kèm thèo một tiếng Crash. Crash có thể hay đuợc tìm thấy ở beat đầu tiên của vòng lặp 32 beat – bạn nào ko rõ thì có thể hỏi thêm). Nhịp beat mà bạn chọn để bắt đầu mix phụ thuộc vào bài nhạc đang đuợc chơi và bài nhạc chuẩn bị.
Hãy xem ví dụ dưới này để có thể hiểu cặn kẽ hơn:
_ Mình đang chơi một bài nhạc độ dài 8 phút, bpm 128 và trong khoảng 2 phút cuối của bài nhạc có một tiếng Crash (chuyển đoạn) và còn lại 3 âm thanh của Beat, HiHats, Bass và trong khoảng 1 phút còn lại có một tiếng Crash khác và 2 âm thanh của Beat, Hihats. Tại điểm đặt Cue là một bài nhạc có độ dài 6 phút, bpm 128 với 1 phút intro… nghĩa là trong 1 phút đó sẽ chỉ toàn là tiếng beat và hihats. Cách dễ dàng nhất để mix 2 bài này là bắt đầu mix khi nhịp beat đầu tiên của bài đang chờ đc điều chỉnh để đập với tiếng Crash 2 phút (nói ở trên) trước khi kết thúc bài đang chơi. Với cách đó tiếng bass của bài này sẽ ko gặp tiếng bass của bài kia và giai điệu sẽ mềm mại, đủ dài để mix. Sau 1 phút “bước đều bước” sẽ gặp tiếng crash của bài trước (vẫn còn chơi mà ko có bass) và tiếng crash của bài tiếp mà kèm theo tiếng bass hoặc 1 bassline. Để chơi bài nhạc đã đặt Cue đuợc điều chỉnh toàn bộ bài đó bạn có thể dùng nút Magic để chơi (đồng bộ). Ở giao diện mặc định nó nằm chính giữa, phía trên cùng hoặc nằm đâu đó trong cái skin mà bạn chọn.
---------------------------

Điều chỉnh VDJ:

Tôi điều chỉnh VDJ theo một cách khác vì tôi gặp gò bó với sự sắp xếp của turntables. Đầu tiên tôi ko sử dụng chức năng BeatLock vì chương trình ko “nghe” đuợc bài nhạc mà “đọc” đuợc nó bằng 1 cách khác. Vì thế nếu bạn có một bài nhạc mà ko đuợc “đọc” tốt thì nguyên cái mix của bạn sẽ bị “gãy” vào lúc bạn đưa bài đó vô bản mix của bạn. Và khi “đụng chuyện’ bạn sẽ ko thể quay trở lại. Vì thế một lời khuyên là bất cứ soft nào đều có thể tạo ra lỗi trong một track nào đó cho nên phải tin vào đôi tai của bạn hơn là đôi mắt.
Điều tiếp theo gọi là “time strech”. Trong chương trình Atomixmp3 (tương tự VDJ) “time strech” ko hoạt động chính xác. Nhưng mặc dù là nó đã đc fix ở VDJ tôi vẫn vô hiệu hóa nó vì tôi ko tin tưởng vào nudging (sự thay đổi nhỏ) trong đôi tai khi mà “Time Strech” đuợc hoạt động, nó đem lại một cảm giác “giả” của sự thay đổi một track nhưng tôi đoán rằng vấn đề ở chỗ luyện tập và cái gì bạn muốn đem ra dùng (mình cũng ko hiểu rõ lắm cái này mong bạn nào có thể giải thích rõ hơn về nudge).
Một vấn đề quan trọng khác là tìm kiếm những phím tắt (shortcuts). Bạn có những thứ “đáng yêu” tại đó. Điều cần thiết phải đuợc thay đổi là giá trị nudge, mặc định là +256 -256 đuợc thay đổi thành +128 -128 mà tôi nhận thấy rằng nó sẽ “trơn tru” để có thể nudge. Cũng như mặc định khoảng Pitch là +34% -34% tôi lại thích dùng và xem thanh Pitch di chuyển vừa đủ để biết đuợc nhanh chậm như thế nào khi chơi nhạc vì thế giá trị đc đổi thành -8% +8% nhưng bạn có thể xài khoảng -12% +12% vừa đẹp.
Một điều khác nữa (thằng này "điều khác" nó chơi mấy chục lần chưa chán) đc thay đổi là set phần “Max Load” ở chế độ Always. Điều này sẽ cho chương trình có khả năng đọc toàn bộ bài nhạc trước tiên và “kiểm tra” nó toàn diện. Vì một vài bài nhạc có một số thay đổi thật sự khác lạ bên trong và tốt hơn là có tất cả mọi thứ như là wave gram (nói ở trên) hơn là 1 phần của nó.
Cũng như tôi đặt “Cross fader” tại FULL vì đây là một điều bình thường và là cách thức mà các Mixer “hiệu” để mặc định. Nó cho mình âm thanh đầy đủ của 1 track khi crossfader nằm bên trái hoặc bên phải và đầy đủ cả 2 tracks khi nó nằm giữa. bạn cũng cần lưu ý về Gain khi bạn đang mix. Tôi luôn luôn sử dụng Gain từ 1.2 – 2.0 nó phụ thuộc vào sự sắp đặt tôi cần để làm gì và luôn luôn để thanh volume thấp hơn chút so với mức maximum. Bằng cách này tôi có thể tránh đuợc lỗi của bài nhạc khi nó đuợc đọc ko chính xác và gain của nó thì thấp hơn mức mà chúng đuợc viết. Vì thế tôi có thêm âm lượng để tăng cho track khi cần. Sau khi hoàn thành thì bạn có thể chơi bằng những nút tắt. Tôi sẽ ko giải thích ở đây cách điều chỉnh những phím tắt của mình vì tôi nghĩ rằng mỗi người sử dụng phím tắt theo cách mà họ muốn điều khiển từ bàn phím nhưng tôi sẽ cho bạn một mẹo. Bạn có thể điều chỉnh phím thực hiện nhiều tác vụ.


Một số mẹo vặt


1. Overdub: overdub đuợc tạo khi bạn đang chơi 2 bản nhạc cùng lúc rất lớn vì thế nhịp beat của bài thứ 1 sẽ lấn át bài thứ 2 tạo ra tiếng beat méo mó, rỗng tuếch. Để tránh khỏi có 3 cách. Đầu tiên là điều chỉnh Nudge 1 trong 2 tiếng beat về trước hoặc sau một chút bằng cách nhấn phím trái hoặc phải một hai lần. Thứ 2 là dùng Volume Control của bài nhạc bằng cách tăng âm bài mix và giảm bài đang chơi. Thứ 3 là dùng EQ.

2. EQ: Eq là công cụ hữu dụng nhất của DJ. Thật sự đây là công cụ sẽ giúp bạn cắt bỏ đi những tần số của bài nhạc. Thật sự quan trọng để hiểu công dụng của Eq vì bạn có thể tạo ra những bản mix hay hơn và sửa lỗi. Trong VDJ mỗi player có 1 Eq 3band. Bass-Middle-High Frequencies. Ví dụ hihats đuợc điều chỉnh ở phần High Eq. nghĩa là nếu bạn bỏ tần số High đi bạn sẽ ko thể nghe đuợc âm thanh của Hihats. Ở phần Bass Eq là âm thanh của Beat và Bass. Nếu bỏ Bass eq tiếng beat sẽ nghe đuợc ở mức tối thiểu và nó sẽ giúp mình khi gặp trường hợp Overdub. Ở tầng Middle là những “yêu tố chính” của giai điệu trên 1 bài nhạc. Nếu bạn mix 2 bài và giai điệu ko trùng khớp ngay lập tức bạn có thể bỏ phần middle và bản mix sẽ hay hơn. Cũng như việc bỏ tiếng Bass có thể đc sử dụng như 1 hiệu ứng trong một bài nhạc đơn điệu. Bỏ tiếng Bass trong 16 hoặc 32 beats và mở trở lại sẽ làm âm thanh hay. Eq giúp bạn mix 2 bản nhạc bất cứ đâu bạn muốn vì bạn có thể chọn âm thanh nào sẽ đuợc ở lại sau khi cắt Frequencies. (hay à).

3. Analize: Ko bao giờ chơi bài nào mà bạn chưa từng nghe trước đây. Kiểm tra một bài nhạc bằng một cú click chuột phải sẽ cho bạn thông tin về Volume level của bài (tránh được tình huống overdub) và bpm (tránh được tình trạng thiếu đồng bộ).

4. Kỹ thuật cá nhân về mix: Cá nhân tôi rất thích mix dài khoảng 2-4 phút. Tôi có 1 bài nhạc đang đc chơi max volume và gain chừng +1.7. Bài nhạc được đặt Cue thì trong mức volume khoàng 2 (trong khoảng 0 -10) và tôi bắt đầu mix 2 bài bằng cách bỏ Bass của bài sau. Tôi tăng Volume bài sau lên nhẹ nhàng êm ái và đến đúng thời điểm tôi “thả” tiếng Bass của bài đó và bỏ tiếng Bass bài đang chơi. Điều này dễ dàng thực hiện bằng cách tạo phím tắt để làm 2 hành động. Tôi tạo phím Z để triệt tiêu tiếng Bass của Deck 1 và triệt tiêu tiếng Bass của Deck 2. Tất nhiên là ko chỉ có 1 cách để tạo mix… nó phụ thuộc vào tinh thần, vào thời điểm và vào kỹ năng. Nhưng với newbie âm thanh như vậy là đủ ăn chơi với đời rồi ( nói thêm ^.^)

5. Về Samples: Nếu bạn là newbie đầu tiên bạn phải bắt đầu làm những bản mix tốt, sử dụng thành thạo những thanh Volume và Eq. Sau đó là bắt đầu dùng nút loop. Khi đã cảm thấy ok rồi thì bạn có thể bắt đầu nghĩ đến những cái như Samples hoặc là Effects. Đây ko phải là điểm cần nói đến bạn có thể làm gì trong bản mix với Samples và Effects khi hướng dẫn này chỉ đuợc viết cho các bạn mới chơi.


Câu nói yêu thích:
Mixing is a virus.Good jockeys have to think not what they are going to play next but what they are going to play after.
Nghĩa là bạn phải tưởng tượng bản mix của mình trước khi thực hiện và bạn phải nghĩ bản nhạc nào sẽ đc chơi trong danh sách sau 2 – 3 bài từ thời điểm đang chơi bài 1. Lắng nghe những bản nhạc liên tục và chơi trên chương trình giờ này qua giờ khác cố gắng hiểu cấu trúc sẽ đem lại cho bạn kỹ năng sáng tạo ra bất cứ gì bạn muốn.


Cuối cùng: Đừng quên rằng VDJ chỉ là một công cụ hoàn hảo giúp bạn mix. Nó ko giúp bạn trong công việc của một DJ thực thụ nhưng sẽ giúp bạn làm việc dễ dàng hơn.
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 49
Join date : 25/06/2010
Age : 28
Đến từ : Điện Biên

https://djmdb.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Hướng dẫn sử dụng Virtual dj (all version) Empty Hướng dẫn sử dụng Virtual dj (all version)

Bài gửi  Admin Sun Jun 27, 2010 8:43 pm

Đây chính là giao diện chính của chương trình, vớI các nút lệnh và công cụ cần thiết đã được chú thích trên hình, Skin mà chúng ta thấy ở đây không phảI là Skin mặc định của Virtual DJ khi mớI cài vào, nhưng về cơ bản thì những nút lệnh cũng tương tự như nhau dù rằng vị trí các nút lệnh ở mỗI Skin sẽ được bố trí khác nhau và số lượng nút lệnh cũng vậy, tuy nhiên vấn đề mà chúng ta cần quan tâm là sử dụng các nút lệnh đó như thế nào đó mớI là điều quan trọng. Trong hình trên có tất cả là 8 nhóm công cụ tương ứng vớI các tác vụ như sau:

1. Auto Mix
2. Loop
3. Cân bằng Tempo
4. Sample
5. Chuyển đổI
6. Music
7. Option
8. Cue
II/ CÁC NHÓM CÔNG CỤ CHÍNH VÀ CHỨC NĂNG

1/Automix: chức năng mix nhạc tự động (Hot key = Atl + Space) thường được sử dụng để mix None Stop
2/Loop : có các nút lênh được đánh dấu lần lượt từ ¼ đến 128 đó chính là số nhịp tương ứng sẽ được lặp lạI khi ta nhấp vào từng nút lệnh riêng biệt. Ví dụ như ta muốn Loop 1 đoạn Bass 4 nhịp thì ta nhấp vào nút số 4, sau khi nhấp thì cứ đúng 4 nhịp (tính từ thờI điểm mà bạn nhấp) thì đoạn Bass mà bạn chỉ định sẽ được lặp lại.
3/ Magic Beatlock: có nút lệnh hình ngôi sao đó chính là công cụ để giúp cân bằng Tempo giữa 2 đoạn nhạc mà bạn mix, có thể được dùng để mix None Stop, hoặc cũng có thể dùng để remix nhạc, khi bạn nhấp vào nút hình ngôi sao ấy thì chương trình sẽ tự động cân bằng Tempo giữa Track mà bạn vừa điều chỉnh vớI Track đang được phát, giúp cho việc 2 đoạn nhạc được trôn vào nhau được hòa hợp tốt hơn và chuyên nghiệp hơn.
4/Sample: chính là các nút lệnh được đánh số từ 1 đến 12 tương ứng vớI 12 Sample được nạp sẵn trong chương trình, có thể có nhiều hơn 12 Sample trong bộ cài đặt của chương trình, nhưng mặc định thì chỉ có thể add được tốI đa 12 Sample vào cửa sổ điều chỉnh Sample nên việc lựa chọn Sample nào vừa ý để add vào là tùy thuộc vào bạn. Để kích hoạt các Sample thì bạn sẽ bấm chuột vào tên số của từng Sample hoặc dùng các phím tắt từ F1 đến F12 tương ứng vớI 12 Sample được nạp vào theo thứ tự.
5/Chuyển đổi: chính là các nút lệnh tượng trưng cho việc chuyển đổI qua lạI giữa các cửa sổ lệnh, các cửa sổ lệnh đó bao gồm: Add Music, điều chỉnh Effect, điều chỉnh Sample và Record.
6/Music: chính là các Track music mặc định được nạp sẵn vào chương trình khi mớI cài đặt, bạn chỉ việc nhấp đúp vào chúng để add vào 2 đĩa nhạc.
7/Option: chính là mục Option của chương trình, bất kỳ 1 phần mềm nào cũng vậy việc nắm vững được mục này cũng rất quan trọng, bạn có thể vào đó để tinh chỉnh cho chương trình hoạt động theo ý của bạn.
8/ Cue: chính là các nút lệnh được đánh dấu từ 1 đến 6 nó tương ứng vớI 6 đoạn nhạc mà bạn đã lọc ra có nghĩa là trong 1 bài nhạc thông tường nó sẽ được phát từ đầu đến cuốI, nhưng nếu bạn muốn cho nó bắt đầu ở đoạn nào thì chỉ việc bấm vài từng nút lệnh trên nhóm công cụ để chỉnh định, nếu lần thứ nhất bạn đã bấm nút số 1 rồI thì lần thứ phảI bấm 1 số khác, nếu không nó sẽ tự động thay thế giá trị đã có trước đó mà bạn đã thiết lập.

III/ CÁC THAO TÁC CHÍNH ĐỂ MIX NHẠC:
Trước tiên bạn cần phải vào mục Option để điều chỉnh những thông số cần thiết cho chương trình như sau:
Trong đó bao gồm các thông số để tinh chỉnh Sound Card, tùy biến các phím tắt cho chương trình, lựa chọn Skin và 1 số thông số khác.
Sau khi đã tinh chỉnh xong bạn nhấn OK để trở vể cửa sổ chính của chương trình, bây giờ bạn cần thiết đặt cho mục Record

Bạn nhấn vào nút Config để cấu hình cho File âm thanh được xuất ra sau khi mix
trong mục Record from bạn cần chỉ định cho chương trình hiểu là nó sẽ thu âm từ những nguồn nào tương ứng vớI 3 nguồn như trên.
Nếu bạn Check vào ô Auto Start thì ngay khi bạn khởI động vào chương trình nó sẽ tự động thu vào tất cả những gì mà bạn đã thao tác

Bạn cần đặt tên cho File âm thanh xuất ra trong ô File và lựa chọn định dạng cũng như Plugin tương ứng cho từng định dạng file trong ô Encoder và Bitrate. Xong bấm OK
a. MIX NHẠC THEO PHONG CÁCH NONE STOP:
Sau khi đã hoàn thành xong những thiết đặt cơ bản cho chương trình bạn sẽ bắt đầu công việc của mình,trở lạI cửa sổ chính của chương trình và bấm vào biểu tượng để add những track cần mix vào trong chương trình
Sau khi đã add xong bạn sẽ thấy được trong cửa sổ làm việc chính sẽ xuất hiện tên của các Track đã add.
Bạn chỉ việc nhấp đúp vào chúng để Add chúng vào 2 đĩa nhạc để tiến hành công việc của mình. Sau khi add xong bạn hãy trở lạI cửa sổ Record và nhấn vào nút Record để chương trình bắt đầu ghi âm,cuốI cùng nhấp vào nút Play để phát bài nhạc. Khi bản nhạc đầu tiên đã được phát trên đĩa 1 thì bạn cần Add thêm 1 Track nữa vào đĩa 2 để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển Track sao cho thật chuyên nghiệp. Add vào xong bạn cần nhấp vào nút lệnh Magic Beat Lock (Shift + (hình ngôi sao) để chương trình tự động cân bằng Tempo cho 2 Track và khóa chúng lạI, bạn sẽ không điều chỉnh được thanh trượt điều chỉnh Tempo khi chức năng Magic Beatlock đã được kích hoạt. MọI công việc đã sẵn sàng ta chỉ còn chờ thờI điểm thích hợp để chuyển Track, về việc chuyển Track hay và chuyên nghiệp hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào “tay nghề” của bạn, nếu bạn cho chuyển Track 1 cách tự động thi 2 nút lệnh hoặc bấm tổ hợp phím Alt +Space thì chương trình sẽ tự động kéo thanh trượt điều chỉnh âm lượng của 2 đĩa từ từ sao cho có hiệu ứng 2 Track ***g vào nhau sau đó Track 1 sẽ nhỏ dần và Track 2 sẽ lớn lên cho đến khi Track 1 ngừng hẳn, nếu bạn không thích cho chuyển Track 1 cách tự động thì có thể tự điều chỉnh bằng cách kéo chuột, vì theo mặc định thì chức năng Automix chỉ có tác dụng trong 1 khoảng thờI gian nhất định mà điều đó thì sẽ không phú hợp vớI phong cách mix của từng ngườI khác nhau. Cứ như thế bạn chuyển Track liên tiếp tạo thành 1 đoạn None Stop, bạn mix tớI đâu chương trình sẽ thu âm vào tớI đó, ngoài ra trong quá trình chuyển Track hoặc là ở những điểm nhấn của bài nhạc bạn có thể chuyển sang cửa điều chỉnh Sample để Add thêm 1 số Sample vào trong bài nhạc cho thêm phần sinh động, bạn cũng có thể sử dụng phím tắt ( từ F1 đến F12) để add chúng vào, sau khi hoàn tất công việc bạn nhấp vào nút Stop để dừng phát nhạc và chuyển sang cửa sổ Record nhấp vaò nút Record 1 lần nữa để ngừng thu, sau cùng thoát khỏI chương trình và tận hưởng thành quả của mình.

b. SƠ LƯỢC CÁCH REMIX NHẠC:

Với những bài nhạc đã được hòa âm sẳn mà bạn muốn mix lạI thành 1 thể loại khác thì công việc có phần phức tạp hơn, đặt trường hợp ở đây là bạn cần mix cho 1 bài nhạc nhẹ thành 1 bản Dance sôi động thì cái mà bạn cần đầu tiên đó chính là tiết tấu Bass sôi động, bạn có thể trích dẫn tiếng Bass từ 1 nguồn nào đó, hoặc là bạn cũng có thể dùng các phần mềm chuyên dụng để viết ra 1 đoạn Bass cho riêng mình như Fruity Loops…sau khi đã có được đoạn Bass rồI thì bạn hãy add chúng vào đĩa 1, add tiếp bản nhạc nhẹ vào đĩa 2, bấm Shift B để cân bằng Tempo cho 2 Track

Công việc bây giờ là tùy thuộc vào “tay nghề” của bạn nếu đoạn bass của bạn được trích lọc từ 1 nguồn nào đó thì bạn hãy dùng chức năng LOOP của chương trình để chọn lấy cho mình 1 đoạn Bass ưng ý nhất và cho chúng lặp lạI liên tục trong qua trình mix, cái bạn cần quan tâm nữa đó chính là các hiệu ứng trong qua trình mix bạn bấm nút để chuyển sang cửa sổ điều chỉnh hiệu ứng:



hãy kéo và thả các hiệu ứng cần thiết vào cửa sổ điều chỉnh H.1 thông thường các hiệu ứng mặc định sẳn có trong chương trình cũng tạm đủ để bạn sử dụng, nhưng nếu sử dụng thêm nhiếu hiệu ứng khác thì bài mix sẽ sinh động hơn, nhưng cần phảI sử dụng đúng nơi đúng chỗ thì mớI phát huy được hiệu quả.



Một số hiệu ứng rất cần thiết như Vocal+ dùng để ngắt nhịp Bass và TK Fiter V2



Dùng để pha ra nhiều kiểu Bass khác nhau tương thích vớI nhiều phong cách mix khác nhau ngoài ra bạn còn có thể nghiên cứu và tận dụng thêm các hiệu ứng như Flanger, Flippin Double,,,,,vv vấn đề đó tùy thuộc vào sở trường và phong cách mix của bạn.

Cách trên là áp dụng cho đoạn Bass được lấy từ 1 nguồn riêng biệt, còn vớI đoạn Bass mà bạn tự viết ra cho bản nhạc nhẹ thì bạn khỏI cần sử dụng chức năng LOOP mà chỉ việc bổ sung thêm hiệu ứng trong quá trình mix. Trong khi mix việc sử dụng thêm các Sample cũng là 1 điều rất cần thiết, nói chung bạn phảI khéo léo hơn rất nhiều so vớI mix None Stop, bạn phải vận dụng làm sao cho bản nhạc sau khi mix phải khác với bản nhạc gốc, có như vậy mới gọi là remix. Sau khi bạn mix xong thì cũng giống như mix None Stop bạn hãy thoát khỏi chương trình và xem lạI thành quả của mình, rất có thể sau khi mix xong nghe lạI bạn sẽ phãi ngạc nhiên vì tài năng của chính mình đấy! Chúc các bạn thành công.!!!

nguồn : bongrovietnam.com
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 49
Join date : 25/06/2010
Age : 28
Đến từ : Điện Biên

https://djmdb.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Hướng dẫn sử dụng Virtual dj (all version) Empty Hướng dẫn sử dụng Virtual dj (all version)

Bài gửi  Admin Sun Jun 27, 2010 8:44 pm

1_ Dụng cụ cho DJ:
_ Truớc hết, để có thể mix 2 bài hát bạn cần có 2 nguồn âm thanh. Trước giờ, DJs sử dụng một cặp Turntables (Bàn Xoay) hoặc một máy chơi CD 2 hộc (ta hay gọi là CDJ). Hiện nay, phần mềm mới được giới thiệu ra thị trường đồc chơi DJ có khả năng chơi MP3 Player. Những công cụ chỉnh nhạc (DJ Players) đc thiết kế chuyên biệt cho việc phối âm (mixing). DJ players ít nhất phải có khả năng điều chỉnh tốc độ của bài hát (đc hiểu là Pitch Control) và đánh dấu các điểm trên bài hát (đc hiểu là CUE points).
Tiếp theo, bạn cần một thiết bị hòa âm (audio mixer). Đây có thể là một mixer console thật hoặc là một phần mềm giả lập. Mixer là trung tâm của cả hệ thống DJ và là nơi những bài hát hòa quyện lại với nhau.
Cuối cùng, bạn cần một cái amply kèm theo một cặp loa và một cái tai nghe.
Nếu bạn mới tập làm DJ và ko muốn đầu tư vào thiết bị chuyên nghiệp bạn có thể dùng máy tính của mình để thay thế. Đó là sự thật, tất cả những gì bạn cần để bắt đầu ngay là một vài phần mềm hay, bạn có thể mua chúng dưới 200$ kèm theo một MP3 player 2 hộc cùng với một mixer ảo bên trong và các chức năng như là pitch control và CUE point (như đã nói ở trên)
Làm sao nối hệ thống chỉnh nhạc nếu ta ko xài máy tính:
- Nối ngõ output của thiết bị thứ nhất vào ngõ input 1 của mixer ( hoặc line 1)
- Nối ngõ output của thiết bị thứ hai vào ngõ input 2 của mixer (hoặc line2)
- Nối tín hiệu output của mixer đến tín hiệu input của amply (thường gọi là ngõ AUX).
- Cắm tai nghe vào mixer.
Bạn cũng có thể dùng máy tính với một mixer gắn ngoài. Đặc biệt nếu bạn có sound card với 4 ngõ ra . Hầu hết sound card hiện nay đều chức năng này. Hoặc là bạn có thể gắn 2 sound card vào máy tính.
2_ Phân tích bài hát:
_ 99% các bài hát có cùng một cấu trúc như nhau. Một bài hát bắt đầu bằng phần intro và kết thúc bằng phần Exit (hay còn gọi là outtro). Những phần này chỉ có tiếng nhịp trống hoặc tiếng nhạc phát ra mà ko có lời. Đây thường là “sân chơi” của DJ. Là nơi tất cả sự phối hợp, hòa trộn (mixing) diễn ra.
_ Hình trên minh họa một bài hát

I: Intro.
V1,V2: Verse.
R: Refrein.
S: Solo.
E: Exit.
Djs tính độ dài của mỗi phần bằng số lượng nhịp trống đập. Quy luật “theo nhịp đập” áp dụng cho hầu hết các bài hát. Cố gắng đếm các nhịp đập trong mỗi phần và đưa 4 nhịp đập thành một nhóm 1-2-3-4…1-2-3-4…1-2-3-4…1-2-3-4
Thông thường độ dài của phần Intro, Refreins, Solo và Exit là 32 nhịp đập (8 lần đếm 1-2-3-4). Phần Verse là 64 nhịp đập mỗi phần. Đôi khi phần intro là 2 x 32 hoặc 3 x 32. Trong tất cả các trường hợp là bội số của 32.
Cũng có một vài ngoại lệ như có nhưng phần chỉ có 16 nhịp đập giữa phần Refrein và phần Verse 2.
Bài hát đuợc gọi là Track khi đuợc đưa vào máy.
3_ Mixing căn bản:
_ Ý tưởng căn bản là bắt đầu chạy track 2 trứơc khi kết thúc track 1 trong khi vẫn đang tiếp tục chơi. Vấn đề của DJ là khởi động track 2 với kết thúc track 1 thật chính xác, đồng bộ. Điều này thể hiện sự quan trọng trong việc hiểu rõ phân tích bài hát (phần 2). Ta đã thấy rằng phần intro của track 2 là 32 nhịp đập. Trên tay còn lại, phần exit của track 1 cũng có 32 nhịp đập. Thật lý tưởng, chúng ta cần kết hợp nhịp 1 của phần exit của track 1 với nhịp 1 của phần intro của track 2.
Hình ảnh trên cho thấy một sự kết hợp hòan hảo.

Graduation shows the beats (ko bít dịch sao để hiểu nữa. hic)
Về vấn đề này ta phải đối diện với 2 khó khăn:
_ Điều chỉnh track 2 làm sao để bắt đầu thật chính xác trên nhịp 1 khi chúng ta bấm nút PLAY. Bứơc này gọi là xác định điểm CUE và đc chuẩn bị (nghe trước trong tai nghe) trong khi track 1 vẫn đang đc chơi.
_ Điều chỉnh tốc độ của track 2: như vậy sẽ cho phép track 2 bắt đầu chính xác trên nhịp đập 1 của phần Exit của Track 1. Nếu tốc độ hoặc nhịp độ của track 1 nhanh hơn track 2, track 1 sẽ kết thúc truớc khi track 2 kết thúc phần intro. Cho nên bạn phải đồng bộ nhịp điệu của các tracks và điều này đc gọi là đồng bộ BMP (nhịp đập mỗi phút)
P/S: Buồn ngủ quá ko dịch típ đc! Để khi nào rảnh dịch típ cho anh em!

4_ Điểm CUE:

_ Nhằm mục đích bắt đầu track 2 tại thời điểm mong muốn (nhịp đập 1 của track 1) và kết hợp với nhịp đập đầu tiên, track 2 nên được đặt tạm ngừng và để sẵn sàng chơi ngay lập tức.
_ Trên Turntable (bàn xoay), nghe track 2 từ đầu và chờ đến nhịp đập thứ nhất. Sau đó giữ Vinyl trên cần edge (cái này ko biết rõ lắm vì chưa xài ko biết nói vậy đúng ko). Turntable nên để turning (có thể là cái cần xoay) ở dưới (dùng slipmat chèn giữa turntable và Vinyl để giảm bớt sự ma sát). Bạn có thể nhích nhẹ lên hoặc xuống Vinyl để đặt kim vào vị trí bắt đầu beat1. Khi track 1 vào phần exit, thả track 2 ra và nhịp đập sẽ kết hợp với nhau. Việc này đòi hỏi một số luyện tập lúc bắt đầu sau đó mọi việc sẽ trở nên tự nhiên hơn.
_ Trên máy CDJ hoặc phần mềm chơi MP3, nghe track 2 từ đầu và nhấn nút CUE khi bạn nghe nhịp đập thứ nhất. Lúc đó máy sẽ ở chế độ CUE. Nghĩa là nó sẽ ngừng track và đánh dấu phần lặp lại ở giây sau cùng của đoạn nhạc * để cho bạn biết vị trí chính xác của CUE. Sau đó bạn có thể di chuyển về trước hoặc sau để tăng độ chính xác bằng cách dùng JOG (cái miếng tròn tròn nhỏ nhỏ trên CDJ. ^.^ - có một số CDJ ko có cái này). Jog sẽ cho bạn xác định vị trí cực kỳ chính xác điểm CUE tại nơi bắt đầu beat 1. Một số thiết bị chơi chuyên nghiệp có tính năng tự động CUE vì thế nó có thể tự động tìm nhịp đập đầu tiên cho bạn và ngừng ngay tại điểm đó. Một số khác ghi nhớ lại điểm CUE mà bạn đặt vì thế khi bạn chơi những track giống nhau, điểm CUE sẽ tự động đc chọn. Một vài loại có thể ghi nhớ nhiều điểm CUE trên mỗi bài hát. Cuối cùng, khi track 1 vào phần Exit, thả Track 2 và nhịp phải đuợc kết hợp đồng thời.
_ Hình minh họa cho thấy vị trí chính xác nơi điểm CUE cần đuợc đặt trên track 2

Bước tiếp theo là điều chỉnh tốc độ nhịp đập của Track1 và Track2 khớp với nhau.
* có thể hiểu là phần mình đã đuợc nghe - tiếng beat1 - vì về sau có thể đặt CUE point tại các chỗ khác ko riêng gì beat1 của intro.

5_ Điều khiển Pitch:

Định nghĩa BPM: (viết tắt của cụm từ Beats Per Minute) Số nhịp đập trên mỗi phút. Số BPM thể hiện lại nhịp độ của bài hát. Còn gọi là tốc độ. Thông thường trong Disco, Dance, và Techno, BPM thường nằm giữa 110-150. Trance thì có số BPM cao hơn House hoặc Disco và House thì có số BPM cao hơn là Hip-Hop.
_ Khi 2 tracks đang được chơi, và nhịp đập đầu tiên đã đuợc đồng bộ. Tốc độ của Track 2 có thể đuợc điều chỉnh để giữ sự đồng bộ. Thực tế là, giữa 2 tracks ko phải lúc nào cũng có cùng số BPM. Trên các thiết bị chuyên nghiệp, DJ có thể thấy được số BPM đuợc tự động xuất ra trên màn hình. Số BPM sau đó có thể đuợc ghi nhớ lại trong máy. Một số phần mềm đếm số nhịp đập và tính toán số BPM cho bạn nhưng chậm và ko thật chính xác. (nhưng tui vẫn dùng vì mình đếm nhiều khi còn ko chính xác hơn. Hi hi)
_ Ko nên dựa vào số BPM có đuợc trên màn hình, thực ra những DJ chuyên nghiệp ko sử dụng cái đó. Họ thích mix theo cảm hứng. Đó là lý do tại sao trên Turntable ko có cái đó.
Ý tưởng chính là làm sao để có chung số BPM của 2 bài hát trước khi mở Volume của track 2. Vì thế nếu nhịp đập ở track 2 nhiều hơn bạn nên giảm xuống và nếu nó chậm bạn nên tăng nó lên.
Ví dụ này cho thấy trường hợp Track 2 quá chậm. Nó cần đuợc tăng lên để có thể bặt nhịp cùng track 1. Nếu ko track 1 sẽ kết thúc trước khi mở đầu phần Verse 1 của Track 2.

_ Việc tăng, giảm đc thực hiện bởi thanh điều khiển Pitch. Thông thường bạn có thể điều chỉnh Pitch thêm hoặc bớt 12%. Giá trị cao hơn 12% nên bỏ qua vì điều đó rất dễ làm hỏng bài hát.
_ Pitch cần được điều chỉnh chậm rãi và liên tục (ko phải là lúc nào cũng chỉnh mà là đã kéo thì phải kéo cho hết ko đuợc ngưng) khi volume được bật lên. Nếu ko bạn sẽ phải nghe nhưng tiếng méo mó như cuộn băng cũ phơi dưới nắng (có thể là effect mới chăng!?).
_ Đôi khi số BPM ngang nhau rồi thế nhưng vẫn còn delay (chậm) nhỏ giữa nhịp đập của track 1 và track 2. Trong trường hợp này thì phải thao tác để sử dụng nút Pitch Bend ( + và - ) để tạm thời tăng hoặc giảm Pitch mà ko cần phải điều chỉnh đồng bộ số BPM chỉ cần bạn giữ lên các nút. Khi bỏ tay ra, Pitch sẽ trở về giá trị trước. Ko phải máy nào cũng có Pitch Bend. Nó cho phép bạn tăng hoặc giảm pitch mà ko bị mất sự đồng bộ.
_ Điều chỉnh Pitch được xác định là phần khó nhất của việc MIX. Khi bạn thành công trong việc này bạn có thể bắt đầu công việc mix và mix đuợc hầu hết các thể loại nhạc.


Với những gì đã học mình sẽ chia sẽ với các bạn những đặc điễm cơ bản và tempo của các TL nhạc dance.
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 49
Join date : 25/06/2010
Age : 28
Đến từ : Điện Biên

https://djmdb.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Hướng dẫn sử dụng Virtual dj (all version) Empty Hướng dẫn sử dụng Virtual dj (all version)

Bài gửi  Admin Sun Jun 27, 2010 8:45 pm

Các Thể loại nhạc cho các bạn phân biệt:

**House : là một TL nhạc mang tính chất sôi động, huyền bí kì ảo , bởi những âm thanh đặc trưng trống và bass dồn dập. House chứa đựng những cảm xúc sâu lắng , hoang đường ,u ám...
- Với dòng nhạc đều đều lặp đi lặp lại nhiều lần , có thể chia TL house ra thành 8 kiểu chính như : Progressive house, Tribal house ,Deep house ,Electro house,Funky house ,Latin house ,Pro_tribal house, vocal tribal house.

1.Progressive house
Là một kiểu nhạc thiên về cảm xúc mang nhiều tính chất mảnh liệt dữ dội ,cũng như mang đậm nét huyền ảo kỳ bí ,mang cho ta nhiều ảo giác và hoang tưởng bởi những âm thanh nhạc cụ của nó.
Pro house được đánh với tốc độ rất đều nhưng thỉnh thoảng củng rất sóc và đão nhịp. chủ lực la tiếng bass và trống , được phối trên nền keyboard độc đáo cộng hưỡng với những hiệu ứng âm thanh sắc sảo, với 50% bộ gỏ. Đã tạo nên cho Pro house một nét rất riêng biệt trong TL house.
Pro house sử dụng vocal đễ tăng thêm sức sáng tạo, sự tùy biến nhưng chỉ khoảng 40%.
tempo:126-136 bpm

2. Deep house :
Cũng là một kiểu giống như Pro house nhưng sâu và ảo giác hơn. deep house ko dồn dập như pro house trái lại nó có phần giãn hơn. Giới Dj thường gọi kiểu này là tăm tối , địa ngục... bởi vì nội dung nhạc luôn hướng ta tới một cái gì đó ko thật rất sâu và rất huyền bí.
Vocal và giai điệu của dòng nhạc deep house rất lạ , đc sử dụng bởi nhiều kỷ sảo âm thanh kỳ bí có khi ghê gợn. Depp house rất đc ưa thích ở châu âu nhưng lại gây nhàm chán ở châu á.
tempo: 126-133bpm

3.Electro house :
Là kiểu nhạc nặng nhất trong TL house. Nó đc áp dụng bởi những thiết bị công nghệ cao rất máy móc phức tạp, mạnh bạo dồn dập , nặng về âm thanh điện tử vì đây là chủ lực chính trong Electro.
Về giai điệu có khi rổng và mịt mù về tiết tấu.
Electro là một hóa thân của pro_house nhưng tươi hơn , ngầu hơn và mạnh hơn nhưng ko sâu lắng và cảm xúc như pro house
tempo:130-137bpm

4. Funky house :
Về phần nền trống và bass tương đối giống pro house nhưng nghe có vẽ liên tục hơn đc sử dụng rất nhiều nhạc cụ đặc biệt là nền nhạc jazz cho người nghe cảm giác vui tươi , rộn ràng , nhưng tuyệt đối ko ảo giác như những kiểu khác.
tempo :130-137 bpm

5.Tribal house.
Là một kiểu nhạc ồn ào nhưng rất sôi động của của TL house. Mang đậm nét tự nhiên bởi vì nó được phối bởi những bộ gỏ của nền VH cổ xưa , của những bộ lạc. Được chia thành 2phong cách Châu phi và Nam mỹ
- Châu phi : bộ gõ mang đậm nét tự nhiên hoang dã
- Nam mỹ : bộ gõ và âm thanh mang đậm nét latin vui nhộn và có vũ điệu riêng biệt
Tribal mang đậm nét nghệ thuật biểu diễn.
tempo : 128-136

6.Latin house :
Là một kiểu nhạc tương đối giống tribal , mang phong cách của nam mỹ và là kiểu nhạc thuần khiết nhất ko giống bất cứ kiểu house nào khác. Latin house đc ra đời trước tribal và pro house. Nó đc thể hiện bởi cộng đồng những người nói tiếng latin nên về phong cách và VH rất ấn tượng. đặc biệt vocal đc trao chuốt rất kỹ lưỡng , đc sử dụng những bộ gõ truyền thống theo kiểu latin.
Latin house mang phong cách vui nhộn có một chút hoang dã nhưng cũng ko kém phần hiện đại. Một khi dòng nhạc latin house nỗi lên chúng ta ko thễ ko nhảy theo một phong cách rất thân thiện và tươi.. vì nó là tiếng nói của cộng đồng.
tempo:128-138bpm

7.Pro_tribal house:
Chúng ta nghỉ đơn giãn là do 2 kiểu pro house và tribal house kết hợp nên. Nó có thể đáp ứng ,phục vụ ,cho hai giới hâm mộ. Pro tribal house vừa mạnh vừa ảo. Mạnh vì do tiếng bass và trống liên hồi , dồn dập của pro_house. Ảo vì đc cộng hưỡng bởi những âm thanh bộ gõ đặc sắc của tribal và thêm nữa là những kỷ sảo tiếng đặc biệt
Pro tribal house rất phổ biến.
tempo: 127-138bpm

8.Vocal tribal house:
Là một kiễu nhạc góp phần thêm phong phú và tăng thêm sức mạnh cho tribal house. đặc trưng của nó chính là phần kỷ thuật về vocal và keyboard đệm (vocal và keyboard thường đc phối song song với nhau) và đc cộng hưỡng bởi một nền nhạc độc đáo rất riêng biệt cho người nghe một cảm giác rất phấn khích,kích động,lôi cuốn , nó làm giảm bớt sự nhàm chán khi nghe tribal house nguyên thủy.
Khuyết điễm chính là điễm mạnh của nó bởi khi nghe rất kích động, lôi cuốn..nhưng khi nghe nhiều thì có cảm giác ồn ào , ngột ngạc
****một kiểu khác đc tách ra từ vocal tribal house là tek house mang đậm nét tính chất quốc gia.
tempo : 128-140bmp

*** Trance : là một thể loại nhạc mới xuất hiện so với những TL khác. Được xem như là một làng sóng mới trong làng nhạc kỹ thuật cao. Để thể hiện và trình bày đc đỉnh cao của TL trance phải nhắc đến bật thầy những Dj có khả năng chơi keyboard,orang , cực tốt.
- TL trance đc xuất phát từ Anh , Đức sau này đc lan rộng ra các nước EU.

1. Trance tech:
Là một kiểu Trance đặc biệt khác với trance nguyên thủy mang đặc trưng của châu á.
Trance tech đc biết đến như một kiểu trance hòa tấu ko lời , tạo cho người nghe một cảm giác lân lân đầy giai điệu cảm xúc.
Với sự phối nhạc bởi các nhạc cụ hiện đại nhất , sắc bén nhất , thêm sự cộng hưỡng của nhạc cụ dân tộc hòa quyện với nhau đã tạo nên một bức tranh riêng biệt của kiểu nhạc này.
Trance tech có nền tương đối nặng , bass dày nhưng có cảm giác ấm cúng nhẹ nhàng hơn techno , mang đậm chất nghệ thuật.
tempo:132-140bpm.

2. Pro_trance:
Là một biến tấu khác của TL trance nguyên thủy. Với âm thanh nhạc cụ bật nhất , kỹ sảo âm thanh , vocal rất tinh sảo , huyền bí. Kỹ thuật hòa âm nghe rất bốc lên xuống điều và thường có những đoạn xuống nhạc rất sâu và lắng.khiến cho chúng ta có cảm giác chìm trong ko gian đầy ảo giác...
tempo : 128-136bpm.
***chú ý : Pro_trance và Pro_house rất giống nhau nếu nghe ko kỹ sẽ khó phân biệt đc. Ở pro trance đc phối rất nhiều keyboard ,nhiều âm sắc trong nó , còn Pro house đặc trưng bởi tiếng trống bass dồn dập âm ma quái...

3. Uplisting trance :
Là một trong những kiểu nhạc trance có cường độ bay bổng bật nhất.
tiếng keyboard trong up_trance điều được chế biến lại có nhiều lớp nhiều tầng và có từ 2 cây keyboard trở lên , đc áp dụng bởi công nghệ hitech groovebox. Và có rất nhiều âm thanh của nhạc cụ dành cho nhạc giao hưỡng đc phối lại riêng cho Up_trance cộng hưỡng với bộ cảm biến âm thanh học ...up trance thật sự đưa người nghe tới tột đỉnh của sự sung sướng bay bổng...up trance đc phối rất công phu và hoành tráng.
Uplisting_trance thật sự là một bữa tiệt của âm sắc nếu ai biết thưởng thức nó.
tempo: 138-145bpm

4. Vocal trance :
Là kiểu trance tương đối chuẩn và thịnh hành. Chủ lực của nó chính là vocal xuyên suốt từ đầu đến hết bài đc trao chuốt rất kỹ , phần nhạc nền đc phối rất giống với pro_house nhưng nhanh và mạnh hơn , tiết tấu ko dồn dập và ngột thở như pro house .
Ở vocal trance cũng có sự bay bổng nhưng ko thể bằng Up trance.
tempo : 133-145bpm

5. Trance House :
Thuờng đc gọi là trance "căm" , hay trance hòa tấu.. nhịp điệu của trance house nhanh đều và chủ yếu đc sử dụng đễ remix hay catwatk. thường ko phổ biến và ít sử dụng ở VN.
tempo: 130-140bpm

*** Đây chỉ là những kiểu chính trong TL trance nếu có gì ko đúng hoặc thiếu mong các bro bổ sung thêm...thanks !!!
***Techno : là TL có âm hưỡng và giai điệu mạnh nhất trong các TL của dance trử hadcore .techno đc sử dụng bởi những nhạc cụ điện tử tối tân nhất trong đó keyboard đc phối nhiều nhất . Techno có nền trống vả bass rất riêng mang tính chất mạnh bạo ,kích động có khi đến chát chúa vì nó đc tượng trưng cho ngành điện tử,công nghiệp hiện đại .
Trong techno giai điệu và âm hưỡng mang tính chất vui tươi sôi động .

1.Techno dance :
Là kiểu nhạc nhẹ nhàng nhất trong TL techno mang giai điệu vui tươi dễ thương . Chủ lực chính trong bai là vocal với phần nhạc nền đi sát với lời bài hát . Dòng nhạc chảy nhanh và đc phối bởi tiếng đàn keyboard rất điêu luyện đặc sắc rõ ràng ko gây ảo giác .
tempo : 136-145bpm

2.Techno trance :
Với hai đặc tính mạnh nhất của 2TL techno và trance , như của techno thì đc kích thích bởi tiếng trống và bass mạnh bạo, ngầu và kích động còn đặc trưng của trance là gì ? chính là sự rất điêu luyện trong keyboard cũng như có rất nhiều âm sắc đc thễ hiện trong nó gây ảo giác.
- Techno trance đc phối rất đỉnh bởi hai dòng nhạc rất hot hiện nay có nội dung và tiết tấu trầm nhưng ko quá buồn đôi khi lắng động và cũng có lúc kích động lôi cuốn
- Techno trance đc chia thành 2 phong cách : handup style và vocal style . đc sử dụng trống nền và bass rất mạnh .
tempo: 136-148bpm .

3.Techno house:
Là một kiểu hoàn toàn mới ko giống bất kỳ kiểu nào trong TL techno vì ở phần nền trống và bass đc phối rất riêng biệt. bass rất chắc nhưng có giai điệu tưng tưng đặc trưng . Keyboard đc thễ hiện nhanh có một chút ồn ào và đôi khi giai điệu cũng ko mang nhiều ý nghĩa.
- Ưu điễm của nó chính là sức mạnh dòng nhạc rất ngầu và sốc ...
- Khuyết điễm của nó la chính vì có nền bass và trống quá đặc biệt nên hầu như bài nào cũng có nền giống như vậy nên nghe nhiều sẽ gây nhàm chán .
tempo: 135-150bpm.

4. HardStyle :
Rất mạnh và bạo nhất trong tất cả các kiểu trong TL techno . bass và trống đc phối phá cách như đc nhân đôi sức mạnh vậy . Có nền nhạc và giai điệu rất tinh tế bay bổng và đôi khi có thễ gây ảo giác .
tempo: 138-150bpm .

***Dance là thể loại nhạc phổ biến nhất và cũng là TL nhạc đầu tiên Dj có thễ sử dụng ...dance mang một phong cách trẽ trung , tiết tấu nhẹ nhàng , tươi ,..sử dụng nhiều nhạc cụ đơn giãn ko mang nhiều tính chất điện tử như những TL khác .
Có thể chia dance ra thành 4 kiểu chính như :

1. Disco dance : Là kiễu nhạc đầu tiên mang tính chất cổ điễn bắt nguồn từ những năm 80 . Có giai điệu nhẹ nhàng , đơn giản nhưng cũng rất dễ thương và sôi động .
tempo : 120-130bpm.

2. Dance tech: Là kiểu nhạc đặc trưng của châu á có tiết tấu vui tươi nhanh và sôi động . Chủ lực chính là vocal có khi kèm theo Rap. Đặc biệt nhạc nền đc phối chính là keyboard và Orang . Có phong cách và tiết tấu nhẹ nhàng hơn techno .
tempo 135-140bpm.

3.Dance house: Là sự kết hơp giữa TL dance và TL house nhưng nhanh hơn house một chút , có vocal rất sáng sủa, vui tươi nhưng đôi khi cũng có những đoạn lắng sâu và trầm . Đặc điễm sáng nhất của house trong kiểu dance house chính là bộ gõ của nó và cộng thêm trống và bass rất chắc dồn dập . Dĩ nhiên kiểu nhạc này mang nhiều tính chất điện tử nhất trong thễ loại Dance . Nội dung thường là những bài nhạc cũ , bất hũ đc remix lại .
tempo: 130-135bpm.

4.Ero Dance : Là kiểu nhạc mạnh nhất , tươi nhất trong TL dance. Tuy mạnh nhưng ko sốc và ồn ào nghẹt thở như techno nó cũng là kiễu nhạc đc ưa chuộng rất nhiều trên TG đặc biệt là ở châu âu .
Đặc điễm đáng chú ý và dễ nhận biết nhất ở Ero dance chính là có một vocal rất đc trao chuốt và bẽ tiếng kèm theo đó chính là phần nền đệm của keyboard rất tài tình và du dương, réo rắt ..rất riêng biệt . Những ca khúc của Ero dance thường đc thễ hiện bởi những giọng ca trẽ khõe và mượt mà nhưng cũng rất tinh xảo .
Một đại diện khác nữa của Ero dance chính là Italio dance . Nếu ở Ero dance ta nhận thấy đc sự tinh xảo của vocal , cũng như tiết tấu có lúc cao trào , có lúc sâu lắng thì ở Italio dance cũng đạt đến đỉnh cao như vậy và có phần mượt mà thanh thoát hơn cả Ero dance , bởi tiếng người Ý khi cất giọng hát rất hay ...
tempo : 135-145bpm
Chú ý : Techno dacne , Ero dance, Vocal trance ... gần giống nhau . cần phải nghe kỹ nhiều lần mới phân biệt đc . cả Pro house và Pro trance cũng vậy ... chúc các bro mau chóng thành công trong phân biệt đc các thể loại nhạc này .

(Theo djnguyenlong)
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 49
Join date : 25/06/2010
Age : 28
Đến từ : Điện Biên

https://djmdb.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Hướng dẫn sử dụng Virtual dj (all version) Empty trả lời

Bài gửi  Cao Thế Anh Sat Jul 03, 2010 9:34 pm

cái này thì mình chịu thui ko chơi dc

Cao Thế Anh

Tổng số bài gửi : 59
Join date : 30/06/2010
Age : 33
Đến từ : Điện Biên City Hoành Tráng ^^

Về Đầu Trang Go down

Hướng dẫn sử dụng Virtual dj (all version) Empty Re: Hướng dẫn sử dụng Virtual dj (all version)

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết